Vấn đề của nhà phát hành ngoại tại Việt Nam |
Vấn đề của nhà phát hành ngoại tại Việt Nam - Vấn Kiếm mobile
Những thay đổi từ NPH sẽ góp phần rất lớn trong công cuộc cải thiện chất lượng cho làng game Vấn Kiếm nước nhà.
Câu nệ xuất xứ
Khi chọn game điện thoại để chơi, game thủ Việt cũng xem xét kỹ về NPH của sản phẩm đấy. Nhưng họ chú trọng nhiều hơn đến tiềm lực của NPH, khả năng họ tiếp tục phát triển trò chơi bằng tiềm lực nhiều hơn là NPH đó đến từ đâu. Có lẽ giai đoạn trước 2008 đến 2010, làng game Việt không nhức nhối các vấn đề như hiện tại, nhưng khi ấy game thủ ủng hộ một NPH gốc ngoại là Asiasoft đấy thôi. Thậm chí đến tận bây giờ, họ vẫn ủng hộ Garena dù thừa biết đấy không phải một công ty Việt Nam. Chỉ cần có game miễn phí hay, điều hành tốt, NPH đến từ đâu cũng chẳng phải điều quan trọng.
Lý do tại sao chúng ta lại sợ “hàng Tàu”? Đó là vì chất lượng từ hàng hóa đến chất lượng game, đều được coi là tệ hại nhất, độc hại nhất với người sử dụng. Làng game mobile Việt rõ ràng không thiếu những gương mặt giống thế, với những sản phẩm thuộc hàng thải loại, phát hành game online theo phong cách “3 Không”: Không NPH, Không địa chỉ, Game thủ Vấn Kiếm không biết kêu ai.
Tuy nhiên nếu có một cái nhìn rộng hơn thì các đại gia làng game Trung Quốc hiện cũng không thua kém ai. Tiêu biểu như Cửu Âm Chân Kinh đang gây cơn sốt toàn thế giới. Về chất lượng đồ họa, bây giờ người Trung Quốc gần như đã “bằng vai phải lứa” với người Hàn Quốc và chủ đề game của họ cũng đa dạng. Nếu như trước đây chỉ có mỗi tiểu thuyết kiếm hiệp, tiên hiệp thì bây giờ họ có game về Elf, Người lùn, thần thoại Châu Âu,…Cùng là “hàng Tàu” nhưng thượng vàng hạ cám cả, không phải chỉ vì cái mác ấy mà quy chụp được chất lượng của họ.
Nội lực mới là vấn đề chính
Làng game Việt rõ ràng mong manh nếu một ngày nào đó, các đại gia Trung Quốc rủ nhau đầu tư làm game Vấn Kiếm tại Việt Nam. Rõ ràng ngay cả khi tất cả liên minh lại thì về tiềm lực tài chính vẫn thua sút. Chưa kể, các game của Việt Nam hiện tại có xuất xứ từ Trung Quốc khá nhiều, nên chỉ cần “cắt” việc mua game thì làng game nước nhà sẽ khốn khó cùng cực. Khi ấy thì việc mất thị trường là tương lai hiển hiện trước mắt.
Trong các ngành khác, nhiều nước cũng bảo vệ “gà nhà” bằng các chính sách quan trọng. Ngay ở Trung Quốc, chính chính sách bảo hộ của họ đã giúp Baidu đánh bại gã khổng lồ thế giới Google để độc chiếm thị trường. Sự bảo hộ ấy là cần thiết vì chúng ta khá yếu thế trước những đối thủ “giàu vì gạo, bạo vì tiền” và bảo hộ là chuyện quan trọng để tránh việc chúng ta thua ngay trên sân nhà.
Tuy nhiên cái cốt lõi của bảo hộ không phải là thế. Bảo hộ cũng không thể bảo vệ suốt đời, vì công cuộc bảo hộ sẽ tiêu tốn tiền của, trợ giá, chính sách,…để giúp đỡ những đứa trẻ trước những siêu cường. Vấn đề của bảo hộ là nuôi những đứa trẻ này đủ lớn, đủ cứng cáp để có thể đánh bại những địch thủ mạnh hơn. “Bầu sữa” của bảo hộ không phải là bất tận, vì thế những đứa trẻ này cần phải biết tận dụng thời cơ để phát triển một cách tốt nhất.
Quay lại chuyện làng game, sự bảo vệ trước khi bị các gã khổng lồ thống trị thị trường là cần thiết, nhưng chúng ta nhất chính là nội lực của những NPH, để phát triển mạnh lên cả về chất lượng game Vấn Kiếm lẫn dịch vụ khách hàng, để không bị mất thị phần trước đối thủ. Sự bảo hộ sẽ giúp đỡ cho những NPH game Việt vài năm, nhưng sau vài năm ấy, nếu họ không phát triển mạnh mẽ lên thì sự bảo hộ cũng sẽ chỉ dời lại một tương lai hiện hữu đi vài năm.

Những điều cần làm
Làng game Việt cần phải phát triển từ bên trong, thay vì trông chờ sự bảo vệ đến từ bên ngoài. Cải thiện chất lượng dịch vụ có lẽ sẽ là điều cần phải làm đầu tiên. Hiện tại, người chơi đang phải ca thán rất nhiều về cách thức điều hành của nhiều NPH, và đó chính là điểm yếu chí tử của những người làm game Việt.
Những lời hứa không được hoàn thành đúng hạn, hay tệ hơn là bị phớt lờ, những sự kiện “hút máu” đến cùng cực,… rõ ràng khiến game thủ cảm thấy chán nản, và đó chính là điều những NPH ngoại có thể nắm bắt mà khai thác. Nếu một ngày có một game MMOFPS xuất hiện với bảo đảm không hack, liệu game thủ có vì “người Việt chơi game của NPH Việt” mà gắn bó với Đột Kích nữa hay không?
Nếu cấm những Tencent, Perfect World tiếp cận làng game Vấn Kiếm Việt, chúng ta sẽ có gì? Korangame và những NPH khác núp dưới bóng những cổng game Việt (không phép) để phát hành game và thu lời bất chính. Chính những con sâu ấy lại làm rầu nồi canh làng game Việt, chứ không phải là Tencent hay Perfect World “núp bóng” đầu tư vào công ty game Việt. Đáng buồn thay vì tiền, nhiều người của làng game Việt ra tay giúp sức cho những công ty ấy “xả rác” tại Việt Nam. Cái chúng ta cần bây giờ là hành lang pháp lý để dẹp hẳn những cổng game không phép đang núp bóng để cung cấp trò chơi trực tuyến ra thị trường và mang về lợi nhuận cực lớn cho mình. Đó chính là điều nhức nhối của làng game Việt suốt những năm qua.
Chung quy chúng ta có quá nhiều việc cần làm vì làng game Việt,và quan trọng nhất là chữa những căn bệnh đang tồn tại chính bên trong đó. Sự xuống cấp đạo đức của những người làm PR để dẫn dụ các hình ảnh khiêu dâm gây nhức nhối, sự tha hóa của những người sẵn sàng tiếp tay phát hành game lậu núp bóng xả rác mới là những ưu tiên hàng đầu cần phải giải quyết.
Thực tế thì đã có NPH ngoại an cư lạc nghiệp tại Việt Nam, nếu họ thực hiện công việc của mình đúng luật, được game thủ Vấn Kiếm ủng hộ thì chả có lý do gì đào bới nguồn gốc của họ. Còn trong tình hình làng game như hiện tại, viễn cảnh xâm lấn trực tiếp từ những đại gia Trung Quốc là khó có cơ sở. Còn việc họ đầu tư vào các công ty Việt Nam, có lẽ cần những hành lang pháp lý để đảm bảo đồng tiền (với số lượng cực lớn) sẽ không mua được “linh hồn” của những chủ doanh nghiệp.